Quả vải
Y học hiện đại đã phân tích thấy vải có thành phần dinh dưỡng gồm protein, lipid, các vitamin B1, B2, C, axít hữu cơ, đường gluco, xarcaro, canxi, phốt pho, sắt... Cùi, hạt, vỏ quả vải đều là vị thuốc. Vải có tác dụng điều trị đối với các bệnh thiếu máu, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, miệng khô khát, hen, tràng nhạc, trẻ con lên đậu... Hạt vải có thể chữa sa nang, can khí tích tụ, đau dạ dày... Vỏ quả vải chữa băng huyết ở phụ nữ.
Quả vải ăn tươi, ăn khô, dùng làm thuốc đều tốt. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều trong một lần. Ăn nhiều vải một lúc có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, tạo thành "dị ứng ăn vải" (tức hạ huyết đường). Người bị nhẹ thì thấy buồn nôn, ra mồ hôi, miệng khô khát, mệt mỏi; bị nặng thì nhức đầu, mê man. Các cháu nhỏ càng không nên ăn nhiều vải một lúc.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng quả vải:
- Thiếu máu: Cùi vải khô, táo tàu mỗi loại 10 quả, sắc uống.
- Tràng nhạc: Cùi vải khô 10 quả, rau câu 30 gam, sắc với nước, pha rượu uống.
- Sa nang: Hạt vải, hạt quýt, tiểu hồi hương, diên hồ sách mỗi loại 9 gam, sắc uống.
- Trẻ em đái són: Mỗi ngày cho ăn 12 quả vải khô.
- Sởi không mọc: Cùi vải 10 quả sắc uống.
- Tiêu chảy: Vỏ quả vải, ô mai, ổi mỗi loại 10 gam, sắc uống.- Di tinh: Vỏ quả vải, ngũ vị tử, kim anh tử mỗi loại 10 gam, sắc uống.