Chào mừng bạn đến với Thuốc Quý Trong Vường | Sàn Đông Dược , hãy đăng ký kênh để nhận các video mới   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với Thuốc Quý Trong Vường | Sàn Đông Dược , hãy đăng ký kênh để nhận các video mới Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Thuốc Quý Trong Vườn !

Tra cứu thuốc nam, thuốc bắc, bệnh lý

BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC

Cây này ít thấy dùng ở Việt nam nhưng lại phổ biến tại Trung quốc. Ở Trung quốc, dùng với tên bô công anh hoặc là tòan cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều lòai bồ công anh như Taraxacum mongolicum Habd-Mazz, Taraxacum sinicum Kitag’; Taraxacum heteolepis Nakai et H.Koiidz. hoặc một số loài khác giống cùng họ. Tại các nước châu Âu, người ta dùng rễ Radix Taraxaci hay Taraxacum hoặc lá tươi hay khô của cây Pitsangli-Taraxacum officinale Wigg hay Taraxacum densleonis Desf cùng họ Cúc (Asteraceae) Thuộc Họ:
Cúc Asteraceae
Tên khác:
hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo
Tên khoa học:
Taraxacum officinale Wigg
Mô tả:
Cỏ sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn, mềm trông giống như hàm răng sư tử do đó có tên dens leiois (có nghĩa là răng con sư tử), từ giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng, khi giã ra quả có long màu trắng xếp thành hình cầu. căn cứ vào màu sắc hoa, dáng lá, hình quả người ta chia ra nhiều lọai khác nhau (hình)
Thông tin thêm:
Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ở nước ta như Tam đảo, Sapa, Đà lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa giống vào trồng để lấy lá ăn làm rau xà lách rồi còn sót giống lại. tại Hà nội trước đây cũng thấy có trồng và lấy lá bán cho người Pháp, nhưng từ CMT8/1945 hầu như không thấy trồng. gần đây chúng tôi lấy giống ở Tam đảo và Sapaa về trồng lại nhưng chưa phổ biến. cây mọc ở đồng bằng cũng như miền núi rất tôt, có ra hoa kết quả. Được trồng tại Châu âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ dùng với tính chất tự cung tự cấp. Riêng Pháp hằng năm tiêu thụ và xuất hang chục tấn rễ khô, lá cũng được dùng nấu cao có vị đắng dùng làm thuốc. mặc dù Pháp xuất bô2 công anh nhưng năm 1921 còn nhập 7 tấn lá và 6 tấn rễ của nước ngoài. Rễ hái vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, người ta cho tác dụng của rễ và cây là chất đắng này. Nếu hái vào thu đông vị đắng kém và rễ chứa nhiều inulin ít tác dụng. Rễ hái về dùng tương, phơi hay sấy khô mà dùng.
Thành phần hóa học:
Theo Wehmer (1931, Die Pflanzen stoffe Bd. II) trong toàn cây bồ công anh Taraxacum officinale Wigg có chứa inozitola, 0,5% asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có xanthophyl, trong rễ có inulin (tới 40% đối với rễ khô) saccaroza, glucoza, chất đắng có tinh thể gọi là taraxaxin C40H40O5, INOZITOLA, LACTAT CANXI, một ít tinh dầu, chất nhựa, chất đắng chưa xác định, có thể là hỗn hợp taraxaxin và taraxaxerin. Trong nhũ dịch có chất đắng taraxerola C30H50O, inozitola, taraxaxerola, chất protit, cao su và đường khử. Trong lá có luteolin 7 glucozit và apigenin 7 glucozit hay cosmozizit. Ngoài ra rất nhiều vitamin B và C.
Cách dùng:
Mụn nhọt, mẩn ngứa Các nước Châu âu dùng rễ bồ công anh làm vị thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu, lá ăn như rau xà lách và làm thuốc cùng một công dụng như rễ. Sách Trung quốc cổ coi bồ công anh có vị ngọt, tính hàn, vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết, thong sữa, lợi tiểu tiện dùng trong các bệnh sưng vú, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa, ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Nên chú ý nghiên cứu sử dụng những loài này hầu như chưa được sử dụng ở nước ta.
Tác dụng:

Đơn thuốc:

Thực phẩm hữu cơ

Không tìm thấy Feed

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd