Chào mừng bạn đến với Thuốc Quý Trong Vường | Sàn Đông Dược , hãy đăng ký kênh để nhận các video mới   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với Thuốc Quý Trong Vường | Sàn Đông Dược , hãy đăng ký kênh để nhận các video mới Powered By DVMS co.,ltd

Cây tắc kè đá - cây thuốc bổ thận

Chuyên mục: Thuốc Quý Trong Vườn

Cây tắc kè đá (tổ rồng, tổ phượng) có vị hơi đắng, tính ấm, tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hoạt huyết và tán ứ. Dược liệu này thường được sử dụng để chữa chứng bong gân, gãy xương, ứ máu do té ngã, đau mỏi xương khớp và nhức răng do thận hư yếu.

tắc kè đá

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm cây tắc kè đá

Tắc kè đá là loài thực vật sống phụ sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn. Thân rễ có dạng mầm và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá, lá thường dài 25 – 45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá gồm có 3 – 7 cặp lông chim, cuống dài 10 – 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân. Mặt dưới lá có các túi bào tử nằm rải rác không đều.

2. Hình ảnh cây tắc kè đá

Cây tắc kè đá - cây thuốc bổ thận

Cây tắc kè đá là loài thực vật thuộc họ Dương xỉ, sống phụ sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn

Cây tắc kè đá - cây thuốc bổ thận

Hình ảnh lá của cây tắc kè đá – Mặt dưới lá có chứa nhiều bào tử nằm rải rác và không đều nhau

Cây tắc kè đá - cây thuốc bổ thận

Hình ảnh thân rễ của cây tắc kè đá

3. Bộ phận dùng

Thân rễ của cây tắc kè đá được thu hoạch để làm thuốc.

4. Phân bố

Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, tập trung nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Lào và Campuchia.

5. Thu hái – sơ chế

Thu hái thân rễ gần như quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 4 – 9 hằng năm.

Sau khi thu hoạch, đem cạo bỏ lông, sau đó thái miếng nhỏ và đem phơi khô. Khi dùng đem đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát.

7. Thành phần hóa học

Trong dược liệu có chứa 25 – 34.89% tinh bột.

Vị thuốc tắc kè đá

1. Tính vị

Vị hơi đắng, tính ấm.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Thận và Can.

3. Tác dụng của cây tắc kè đá

Cây tắc kè đá - cây thuốc bổ thận

Tác dụng chính của cây tắc kè đá là mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

– Tác dụng của cây tắc kè đá theo Đông y:

4. Cách dùng – liều lượng

Cây tắc kè đá được sử dụng ở dạng ngâm và thuốc sắc là chủ yếu với liều 6 – 12g/ ngày. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng dược liệu tươi để điều trị chứng đau nhức do chấn thương.

Bài thuốc chữa bệnh từ tắc kè đá – tổ rồng

1. Bài thuốc chữa thận hư gây đau lưng và ù tai

2. Bài thuốc trị thận hư gây nhức mỏi xương khớp, đau nhức lưng, gối mỏi

3. Bài thuốc trị thận hư gây đau răng, chảy máu chân răng và răng lung lay

4. Bài thuốc uống giúp bồi bổ thận và chắc răng

5. Bài thuốc trị người ê ẩm do té ngã

6. Bài thuốc chữa tụ máu, bong gân do chấn thương

7. Bài thuốc trị thấp khớp mạn thể nhiệt

8. Bài thuốc trị đau nhức do phong thấp

9. Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết và gân xương, sử dụng trong điều trị và phòng ngừa loãng xương, suy nhược cơ thể, gãy nứt xương

10. Bài thuốc trị gãy xương kín và chấn thương phần mềm

11. Bài thuốc trị nhiễm độc Streptomycin

12. Bài thuốc trị bong gân, gãy xương kín, chân tay sưng đau

13. Bài thuốc trị chứng còi xương ở trẻ nhỏ, lưng gối mỏi và chân tay tê yếu ở người cao tuổi

Những lưu ý khi dùng cây tắc kè đá chữa bệnh

Để đảm bảo tác dụng điều trị của tắc kè đá, bạn cần thận trọng khi chọn mua dược liệu. Sử dụng dược liệu kém chất lượng có thể làm gián đoạn quá trình chữa trị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cần chủ động tham vấn y khoa để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và bài thuốc thích hợp với tình trạng bệnh lý.

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd